Hướng dẫn học Reading, Evidence based Reading and Writing SAT
Liệu có phải do kỹ năng đọc của bạn ấy còn kém? Hay bạn ấy "có vấn đề gì với não" như lời chia sẻ. :) Thực ra, có thể đơn giản là bạn ấy chưa quen với cách đọc phân-tích của SAT.
SAT là kỳ thi chuẩn hóa chủ yếu hướng tới các học sinh Mỹ. Vì vậy việc kiểm tra kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh đơn thuần như bài thi IELTS không phải là mục tiêu chính của kỳ thi này. Thay vào đó, SAT Reading đòi hỏi thí sinh cần i. hiểu và ii. phân tích lại đoạn văn đã học.
Cùng trong chùm bài viết hướng dẫn học SAT cho người mới:
- Hướng dẫn tự học SAT cho người mới bắt đầu - Update 2025
- Hướng dẫn học từ vựng SAT hay Học từ vựng thế nào
- Hướng dẫn học Reading, Evidence based Reading and Writing SAT (you are here)
I. Đọc và phân tích
Trong môi trường đại học và sau đại học thường yêu cầu thí sinh phải đọc và nghiên cứu nhiều. Do đó, kỹ năng đọc và phân tích có chọn lọc hiệu quả là một kĩ năng rất quan trọng.
Phân tích ở đây có nghĩa là:
- Xác định được luận điểm của tác giả.
- Luận cứ (dẫn chứng) nào củng cố luận điểm này.
- Mối quan hệ giữa các câu trong đoạn văn. Tại sao tác giả lại viết như vậy?
Chọn lọc có nghĩa là:
- Xác định rõ câu hỏi
- Xác định hoặc hình dung được câu trả lời cần tìm
Hầu hết, các thí sinh thi bắt đầu học SAT có xu hướng: đọc lướt đoạn văn, đọc các câu trả lời và so sánh tìm dẫn chứng. Cách làm này có thể hiệu quả với bài thi IELTS. Tuy nhiên, đối với bài thi SAT, việc đọc câu trả lời ngay mà không xác định rõ câu hỏi và phân tích bài đọc sẽ rất dễ gây nhầm lẫn cho thí sinh.
Cần lưu ý, đề thi SAT viết các lựa chọn câu hỏi nhằm khiến thí sinh bị nhầm lẫn. Đọc các câu trả lời ngay mà không làm qua bước phân tích và chọn lọc giống như việc dừng thuyền mà không thả neo. Con thuyền (hay là tư duy của bạn) sẽ bị các câu trả lời của người ra đề (vốn viết ra để làm rối thí sinh) xoay như chong chóng. :)
Như vậy, hãy tập việc phân tích bằng cách ghi ra giấy: đoạn văn vừa đọc có ý chính là gì; luận điểm, giả định của tác giả đưa ra là gì.
II. Kỹ thuật chọn lọc
Chọn lọc (filter) tức là tập trung tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi. Sẽ rất mất thời gian nếu bạn đọc hết cả đoạn văn nếu câu hỏi chỉ yêu cầu cho biết vai trò của một câu văn, trừ các câu quá khó. Nhưng các câu phân loại dạng này chỉ chiếm số ít, còn đa số bạn hãy áp dụng kỹ thuật sau.
Trước hết, đọc và hiểu câu hỏi. Câu hỏi sẽ định hướng cách tiếp cận:
- Là dạng củng cố/làm yếu lập luận (COE): phải nắm rõ hypothesis là gì
- Là dạng inference: nắm rõ ý chính rồi suy luận (not overthinking)
- Là dạng ý chính, details: nắm ý chính hoặc nắm mạch văn với câu details.
- Là dạng transition: nắm mạch văn. Hai câu sử dụng từ nối có liên quan với nhau thế nào.
Khi có hướng tiếp cận, hãy tập trung tìm kiếm thông tin cần thiết. Chú ý chỉ tìm các dữ kiện liên quan tới câu hỏi.
III. Kỹ thuật phân tích
Giấy bút, thậm chí bảng trắng vẫn là tốt nhất. Dù Digital SAT hiện nay đã thi hoàn toàn trên máy tính, nhưng lúc tập tư duy phân tích, hãy viết ra giấy.
SAT không đòi hỏi tư duy logic phân tích cao siêu! Đáp án đúng sẽ là hệ quả hoặc suy đoán gần nhất. Từ a⇒b là đủ, không cần phải a⇒b⇒c. Hầu hết các bạn bị bối rối khi cho rằng đáp án cần phải suy luận phức tạp. Thực tế, các câu khó nhất của SAT chỉ cần thí sinh hiểu logic lập luận trong đoạn văn, và nhận diện được các cụm paraphrase* là đủ. Khi đã hiểu lập luận của bài, thường câu trả lời sẽ tới rất gần. Again, do not overthinking!
Đối với các danh từ riêng, ví dụ như: Escherichia coli, Röntgen, Luke J. Weathers, vv. Khi phân tích hãy đặt một ký hiệu ngắn gọn như Coli (hay C), R cho tia rơnghen, W cho Weathers. Làm như vậy sẽ giúp bạn đỡ bị rối rắm và tập trung vào luận điểm chính. Các danh từ riêng có xu hướng làm cho bạn rối hơn, nhưng thực tế không quan trọng trong lập luận của đoạn văn.
Kỹ năng phân tích gắn liền với tư duy, sẽ được đề cập tới ở bài sau.
*paraphrase: cùng một cụm từ, khái niệm những được viết lại theo cách khác.
IV. Chiến thuật làm bài
Chúng mình đề xuất 5 bước làm bài đọc, dù là dạng bài gì:
- Đọc câu hỏi, xác định dạng bài
- Đọc phân tích theo mục tiêu câu hỏi. Ví dụ
- Dạng COE: nắm rõ hypothesis là gì
- Điều gì sẽ làm yếu/mạnh lập luận đó
- Có ý tưởng cho câu trả lời.
- Lựa chọn câu trả lời. Nếu chỉ còn 2 đáp án:
- Đọc lại phân tích ở bước 2.
- Hãy hỏi: "Tại sao đáp án này lại sai?", thay vì "tại sao nó đúng..."
- Chọn 1 câu trả lời, rồi chuyển sang câu khác, don't get stuck!
Khi gặp câu hỏi khó, bạn sẽ có xu hướng ngồi đọc rất lâu. Đừng làm như vậy. Hãy chọn một câu trả lời, note lại câu này rồi chuyển tới câu kế tiếp. Mỗi câu hỏi SAT chỉ nên làm dưới 3 phút. Hãy dành thời gian suy nghĩ khi chữa bài!
V. Lời kết
Đọc, cũng giống như các kĩ năng khác, cần luyện tập mới thành thạo. Việc đọc phân tích cũng đòi hỏi sự luyện tập. Mới đầu có thể bạn sẽ chậm, nhưng dần dần khi đã hình thành kĩ năng, việc đọc phân tích sẽ rất nhanh và gọn gàng. Ở lớp SAT aanhlle mình có nói chi tiết về kĩ năng này.
Cuốn sách mà mình khuyến khích bạn nên đọc và có đề cập ở bài trước, đó là:
- The Critical Reader của Erica L. Meltzer
Sách tuy ngắn nhưng có đề cập tới các chiến lược cụ thể cho từng phần nhỏ.
Ngoài ra, hãy nhớ là từ vựng cũng rất quan trọng. Thậm chí biết và không biết một từ sẽ ảnh hưởng tới cách suy luận. Hãy học từ vựng!
Đối với các dạng khó, có thể việc nắm được lập luận nào làm mạnh/yếu giả thuyết sẽ chỉ biết được khi bạn đọc các lựa chọn. Tuy nhiên, việc phân tích chọn lọc là điều tiên quyết để xác định lựa chọn đúng. Đừng bao giờ đọc câu trả lời khi chưa phân tích.
Hãy bắt tay vào thực hành ngay khi bạn đọc bài đọc tiếp theo.
Chúc bạn thành công!
Nhận xét
Đăng nhận xét