Gói quà của người nhật: Noshi, Mizuhiki và Shugi-bukuro
Chào các bạn. Hôm nay mình vừa đọc các bài viết trên mạng về văn hóa tặng quà của người Nhật, và mình thấy có một số thứ viết dễ gây nhầm lẫn cho các bạn. Thế nên mình viết bài này để giới thiệu với các bạn về chủ đề này nhé. Nếu các bạn để ý thì cái gói quà của người Nhật rất chi là cầu kỳ...
1. Noshi
Vào các dịp lễ quan trọng như thành nhân, lễ tốt nghiệp, tân gia, mừng thọ... người Nhật thường tặng quà nhau. Ở bên ngoài gói quà nếu có một biểu tượng giống hình con cá được gấp bằng giấy đỏ trông như thế này, thì gọi là Noshi:
Nhưng chưa hết, nếu bạn nào đã thấy Noshi thật thì ở trên trong cái tờ giấy đỏ được gấp thành hình chú cá này sẽ có một mảnh giấy vàng nhỏ đặt vào bên trong. Cái đó là vật may mắn hay "bùa" cầu may của người Việt mình đó. Vào thời xưa người ta sẽ đặt một mảnh xác bào ngư khô vào vị trí của cái mảnh giấy vàng này. Với quan niệm rằng mùi thối từ xác bào ngư sẽ xua tan đi mọi ma quỷ, điềm rủi. Nhưng bây giờ mà đặt xác bào ngư vào thì chắc là không ai dám nhận quà á. Nói vui vậy thôi chứ thực tế thì khó mà làm đúng theo ngày xưa được.
Thường thì hiện giờ người ta bán một cái tờ giấy in sẵn có cái Noshi ở trên cùng bên phải để gói ở lớp ngoài cùng của gói quà. Bây giờ bạn nhìn vào hình một cái gói quà kiểu nhật bạn tìm xem Noshi ở đâu nhé :D ?
Bạn đã nhận ra biểu tượng Noshi rồi chứ. Trong quan niệm cổ truyền của người Nhật, thì hình gấp giấy Noshi này giúp cho người được nhận quà xua tan mọi điềm rùi, có được may mắn và sức khỏe đấy!
Cùng với sự phát triển của xã hội thì người ta ngày càng đơn giản hóa cái Noshi đến nỗi nó được...in luôn lên một tờ giấy như hình ở trên. Bạn nào muốn tự tay mình làm một cái biểu tượng Noshi đẹp đẽ theo đúng kiểu Nhật để tặng quà thì tham khảo cách gấp này nhé. Chắc hẳn người nhận quà sẽ rất thú vị, và nếu là người Nhật thì chắc cảm động phát khóc luôn :))
Còn bây giờ, chúng ta đến với sợi dây Mizuhiki tao nhã nào!
2. Mizuhiki
Quay lại bức hình trên, các bạn có để ý thấy có hình thắt sợi dây với 2 màu xám và đỏ được in ở chính giữa tờ giấy gói quà không ? Cái nút thắt dây đó có tên gọi là Mizuhiki.
Khi bạn được người Nhật tặng quà thì không nên mở luôn ra đâu nha (trừ khi là quen thuộc với người tặng hoặc là hỏi trước thì cứ quẩy thui. Bóc ra tại trận luôn :D).
Mizuhiki có nhiều cách thắt khác nhau và mỗi cách thắt lại có một ý nghĩa riêng đấy. Thậm chí việc chọn màu sắc cho Mizuhiki cũng phải cẩn thận. Nhưng mà cơ bản thì nếu bạn tặng quà chung chung thì bạn cứ thắt Mizuhiki là người Nhật thấy mê rùi đó :D
1. Noshi
Vào các dịp lễ quan trọng như thành nhân, lễ tốt nghiệp, tân gia, mừng thọ... người Nhật thường tặng quà nhau. Ở bên ngoài gói quà nếu có một biểu tượng giống hình con cá được gấp bằng giấy đỏ trông như thế này, thì gọi là Noshi:
Noshi (các bạn để ý mảnh giấy vàng bên trong chưa)
Thường thì hiện giờ người ta bán một cái tờ giấy in sẵn có cái Noshi ở trên cùng bên phải để gói ở lớp ngoài cùng của gói quà. Bây giờ bạn nhìn vào hình một cái gói quà kiểu nhật bạn tìm xem Noshi ở đâu nhé :D ?
Noshi thường được in ở phía bên phải trên cùng
Bạn đã nhận ra biểu tượng Noshi rồi chứ. Trong quan niệm cổ truyền của người Nhật, thì hình gấp giấy Noshi này giúp cho người được nhận quà xua tan mọi điềm rùi, có được may mắn và sức khỏe đấy!
Cùng với sự phát triển của xã hội thì người ta ngày càng đơn giản hóa cái Noshi đến nỗi nó được...in luôn lên một tờ giấy như hình ở trên. Bạn nào muốn tự tay mình làm một cái biểu tượng Noshi đẹp đẽ theo đúng kiểu Nhật để tặng quà thì tham khảo cách gấp này nhé. Chắc hẳn người nhận quà sẽ rất thú vị, và nếu là người Nhật thì chắc cảm động phát khóc luôn :))
Còn bây giờ, chúng ta đến với sợi dây Mizuhiki tao nhã nào!
2. Mizuhiki
Quay lại bức hình trên, các bạn có để ý thấy có hình thắt sợi dây với 2 màu xám và đỏ được in ở chính giữa tờ giấy gói quà không ? Cái nút thắt dây đó có tên gọi là Mizuhiki.
Khi bạn được người Nhật tặng quà thì không nên mở luôn ra đâu nha (trừ khi là quen thuộc với người tặng hoặc là hỏi trước thì cứ quẩy thui. Bóc ra tại trận luôn :D).
Mizuhiki có nhiều cách thắt khác nhau và mỗi cách thắt lại có một ý nghĩa riêng đấy. Thậm chí việc chọn màu sắc cho Mizuhiki cũng phải cẩn thận. Nhưng mà cơ bản thì nếu bạn tặng quà chung chung thì bạn cứ thắt Mizuhiki là người Nhật thấy mê rùi đó :D
Các cách thắt nút Mizuhiki khác nhau
Cùng thử thắt Mizuhiki nhé:
3. Shugi-bukuro
Cũng giống như người Việt, người Nhật cũng hay tặng tiền cho nhau trong các dịp lễ cưới hỏi, tang gia, vv... Khi tặng tiền, người Nhật sẽ cho vào một loại phong bì đựng tiền có tên gọi là Shugi-bukuro.
Shugi-bukuro
Ở hình trên bạn đang xem một phong bì đựng tiền (Shugi-bukuro) của người Nhật. Các bạn nhận ra ở mặt trước phong bì có đính tờ giấy gấp Noshi và nút thắt Mizuhiki rồi chứ ? Đôi khi ở trên nút thắt Mizuhiki người Nhật sẽ đính kèm thêm một hình cánh hoa, chim phượng, con ngài, vv... Rất chi là cầu kì.
Cách viết Shugi-bukuro
4. Vải gói quà:
Vải gói quà Nhật hay còn gọi là Furoshiki. Sau khi bạn trang hoàng gói quà của mình vô cùng tinh tế và truyền thống với Noshi cùng Mizuhiki, thì việc cuối cùng là ... gói món quà ấy một lần nữa bằng vải (gói 2 lần luôn). Bản chất là gói lại bằng vải để khỏi làm hỏng hình thức của món quà bên trong trong lúc vận chuyển. Đúng là sự cầu kỳ của người Nhật là vô địch hén. Không chỉ gói quà bằng Furoshiki, nếu bạn tặng người ta chai rượu sake làm quà thì cũng nhớ gói luôn bằng Furoshiki nhé.
Chai rượu được gói trong lớp vải Furoshiki
Vào tháng 3 tháng 4 khi hoa đào nở rộ, cũng là khi học sinh Nhật bản kết thúc năm học. Với những học sinh kết thúc cấp 3 chuẩn bị vào đại học hay các sinh viên tốt nghiệp, thì họ sẽ có một buổi ăn mặc phè phỡn đi chụp kỷ yếu (giống Việt Nam mình hehe). Và tất nhiên không thể thiếu những món quà được tặng với giấy Noshi và nút thắt Mizuhiki. Dưới bóng cây sakura với tán hoa nở rộ, những bạn nữ sinh Nhật mặc kimono cầm trong tay món quà cuối cấp chắc hẳn là một trong những hình ảnh đẹp nhất về Nhật Bản.
Hi vọng sau bài viết này, các bạn đã tìm hiểu thêm được một nét văn hóa đẹp của Nhật Bản. VA sẽ quay trở lại trong các bài viết khác về khám phá Nhật Bản hen.
Hi vọng sau bài viết này, các bạn đã tìm hiểu thêm được một nét văn hóa đẹp của Nhật Bản. VA sẽ quay trở lại trong các bài viết khác về khám phá Nhật Bản hen.
VA.
Nhận xét
Đăng nhận xét